Theo Phương án, lĩnh vực khảo sát, đánh giá lần này là về phòng chống xâm hại trẻ em, nội dung khảo sát, đánh giá đảm bảo các nội dung thuộc nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội được quy định tại Điều 8 Thông tư số 03/2018/TT-BTP, cụ thể: về mức độ tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật, hiểu biết pháp luật, hài lòng về chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do không hiểu biết pháp luật giảm.

Thời gian thực hiện khảo sát là từ tháng 4 đên tháng 9/2022

Đối tượng, địa điểm điều tra, khảo sát: người dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại UBND các huyện và 101 xã, phường, thị trấn.

 Hình thức: Khảo sát qua phiếu, gửi phiếu khảo sát đến người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được lựa chọn khảo sát. Đối tượng được điều tra, khảo sát tự điền vào Phiếu điều tra, khảo sát.

Về Phiếu khảo sát có 02 mẫu: Phiếu 1 dành cho công chức, viên chức, người lao động; Phiếu 2 dành cho người dân (tổng cộng gồm 899 phiếu).

Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan để tham mưu triển khai thực hiện, hoàn thành việc khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất giải pháp về UBND tỉnh trong tháng 9/2022.

Thông qua việc thực hiện đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTP làm cơ sở cho việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này./.

Hứa Nguyên