(Giai đoạn 2022 - 2025 tỉnh Cà Mau được giao chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là 22.900 người - Ảnh minh họa, nguồn baochinhphu.vn)

Theo đó, xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

- Đào tạo nghề cho 910.400 lao động nông thôn làm nông nghiệp, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Cụ thể:

+ Đào tạo trên 17.764 người nhằm nâng cao năng l ực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đào tạo cho 892.636 lao động nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững.

- Đào tạo thí điểm để đưa lao động nông nghiệp đi xuất khẩu lao động theo diện hợp đồng.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp.

* Chỉ tiêu đào tạo: 910.400 lao động nông thôn trình độ sơ cấp và thường xuyên, trong đó:

- Giao chỉ tiêu đào tạo cho các địa phương tổ chức thực hiện: 898.947 người.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đoàn thể đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện và năng lực để tổ chức thực hiện: 11.453 người.

* Cơ chế tài chính thực hiện: Các địa phương tự cân đối ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung; Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện.

Đồng thời, giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau:

- Tổ chức triển khai kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn;

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch; hàng năm báo cáo định kỳ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

- Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong đó xác định cụ thể các nội dung:

+ Xây dựng danh mục nghề và các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định hiện hành.

+ Rà soát, đánh giá và củng cố hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên đầu tư các trang thiết bị, hạ tầng và kinh phí cho các cơ sở để phục vụ công tác đào tạo nghề nông nghiệp.

+ Huy động lực lượng tham gia đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách của địa phương, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại sử dụng lao động đã qua đào tạo; đặt hàng các cơ sở đào tạo theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp tại địa phương./.

Kim Kha