Qua rà soát, tính đến thời điểm ngày 09/11/2021, toàn tỉnh cần phải giải quyết việc làm 45.614 người. Cụ thể: Số lao động chưa xác định nơi làm việc, cần phải tư vấn định hướng hỗ trợ lao động thông qua thị trường lao động là 21.375 người. Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm 7.946 lao động. Thông qua nhu cầu vay vốn dự kiến khoảng 5.000 người. Hỗ trợ đưa lao động quay lại nơi làm việc và tìm việc ngoài tỉnh 16.293 người. Cơ hội tìm kiếm được việc làm của người lao động trở nên khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch 164/KH-UBND về kết nối, phục hồi thị trường lao động và hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm sau dịch COVID-19.

Mục tiêu kế hoạch:  Phấn đấu thực hiện đến cuối năm 2021 hoàn thành nội dung, mục tiêu: Khôi phục các hoạt động thị trường lao động, linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp lao động trao đổi trực tiếp kết nối cung - cầu lao động theo yêu cầu. Tập trung kết nối phục hồi cung - cầu lao động, hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm phấn đấu mục tiêu hoàn thành giải quyết việc làm cho lao động trong năm 2021 và năm 2022 (theo phụ lục đính kèm).

Kế hoạch đề ra một số giải pháp như:

- Thông tin tuyên truyền: Thường xuyên rà soát, cập nhật số lao động bị mất việc, thiếu việc làm, chưa có việc làm, đặc biệt lao động ngoài tỉnh trở về địa phương phòng, tránh dịch COVID-19 (nắm chi tiết thông tin cả nhân lao động như họ tên, sổ điện thoại, địa chỉ, trình độ tay nghề). Tổng hợp nguồn lực lao động thực hiện các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ phát triển sản xuấ kinh tế hộ gia đình, nhăm hướng đên mục tiêu tạo nguôn lực lao động có kỹ năng nghê săn sàng cung ứng, đáp ứng theo yêu cầu thị trường lao động.

- Tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động; xây dựng đội ngũ cộng tác viên giới thiệu việc làm tại khóm ấp, tổ dân cư; cung cấp đây đủ kịp thời, chính xác thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ giới thiệu việc làm. Tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác thông tin truyền thông tuyên truyền phục hồi phát triển thị trường lao động, hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức kinh doanh phù hợp bối cảnh đại dịch COVID-19.

- Đa dạng hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hội thảo tìm kiếm việc làm liên kêt vùng, linh hoạt tư vân (tư vân nghê, tư vân việc làm, tư vân trực tiếp tại trung tâm, tư vấn tại sàn giao dịch việc làm, tư vấn qua điện thoại, tư vấn trực tuyến, mạng xã hội trang website, zalo, facebook,...). Các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kịp thời nắm bắt và cung cấp thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhu càu tìm kiểm việc làm của người lao động để hai bên kết nối cung - cầu lao động.

- Hỗ trợ kết nối qua sàn giao dịch việc làm: Linh hoạt hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các địa phương, mời gọi các doanh nghiệp (trong và ngoài tỉnh), cơ sở đào tạo có nhu cầu tuyển dụng lao động, hỗ trợ đào tạo lao động tham gia tư vấn, tuyển dụng tuyển sinh lao động theo yêu cầu. Các địa phương tạo điều kiện huy động, vận động lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm. Tạo điều kiện để người lao động kết nối các phương tiện, công cụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội trang website, zalo, facebook. Kết nối Trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An... tạo điều kiện để lao động đáp ứng nguyện vọng số lao động có nhu cầu quay lại nơi làm việc ngoài tỉnh. Thống nhất hình thức đưa, đón lao động quay lại nơi làm việc ngoài tỉnh.

  • Thông qua các hoạt động thị trường lao động, phối hợp các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề linh hoạt hình thức đào tạo nghề theo nhu cầu lao động và yêu cầu doanh nghiệp. Rà soát đề xuất chuyển đổi ngành nghề đào tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là hỗ trợ bồi dưỡng kỹ năng nghề cho lao động phát triển kinh tế hộ gia đình.

            - Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, bố trí lao động phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, hạn ché thấp nhất tình trạng lao động bị ngừng việc mât việc làm.

    - Đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, lao động theo Nghị quyết số 126/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ.

         Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động, đào tạo theo các quy định hiện hành.  Phối hợp với UBND huyện, thành phố Cà Mau nắm thông tin lao động, việc làm của lao động, báo cáo về ủy ban nhân dân tỉnh kết quả giải quyết việc làm, tạo việc làm trước 9 giờ thứ sáu hàng tuần và trước ngày 25 hàng tháng. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm làm đầu mối thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động, cung cấp các dịch vụ cần thiết nhằm hỗ trợ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và lao động trực tiếp kết nối cung cầu lao động.

  UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền đến doanh nghiệp, người dân, lao động, vận động lao động tham gia thị trường lao động và hoạt động sản xuất kinh tế hộ gia đình, chuyển tải thông tin về lao động việc làm trên các trạm truyền thanh huyện, xã, ấp khóm... cung cấp trang Website vieclam.camau.vn đến doanh nghiệp, người dân lao động, nhằm hỗ trợ để người sử dụng lao động, người lao động gặp gỡ kết nối cung cầu lao động. Rà soát, đề xuất điều chỉnh chuyển đổi đào đạo nghề phù hợp tình hình thực tế của địa phương, phối hợp cơ sở đào tạo nghề thực hiện đào tạo nghề cho lao động, nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng nghề lao động để phát triển sản xuất tại hộ gia đình và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

 Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bố trí thiết bị, trang bị đồ bảo hộ đảm bảo an toàn sức khỏe lao động, an toàn trong sản xuất kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, trên địa bàn tỉnh chủ động phát huy tinh thân tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đoàn kết, chung tay, chung sức, đồng hành cùng các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh chiến thắng dịch bệnh, góp phân thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra.

 

Ngọc Phạm