2. Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2024.

3. Sự cần thiết, mục đích ban hành: 

a) Sự cần thiết ban hành: Thực hiện điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 21/02/2024 ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 

b) Mục đích ban hành: Nhằm đảm bảo tính thống nhất, tập trung, không chồng chéo nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật trong các hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; phát huy hiệu quả hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; đảm bảo sự quản lý đồng bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau.

4. Nội dung chủ yếu: 

a) Về Bố cục: Quyết định gồm có 03 điều, Quy chế kèm theo có 05 Chương với 29 Điều.

b) Về phạm vi điều chỉnh: Quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Cà Mau và không áp dụng đối với các hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và trong các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

c) Đối tượng áp dụng: Các cơ quan quản lý nhà nước; Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Các tổ chức cá nhân khác có liên quan. 

d) Nội dung chủ yếu: Về quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

- Về quản lý vật liệu nổ công nghiệp: 

+ Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp: Phải đảm bảo các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải căn cứ nội dung ghi trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp để có kế hoạch cung ứng kịp thời, đảm bảo về số lượng, chủng loại và chất lượng.

+ Quản lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp: Chỉ các tổ chức, doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn trên địa bàn tỉnh được đầu tư, xây dựng kho vật liệu nổ công nghiệp để sử dụng và bảo quản. Quá trình quản lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, kho vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các quy định tại Điều 16 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018. Không được sử dụng kho vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích khác trong thời hạn hiệu lực quy định của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

+ Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp: Phải tuân thủ các quy định tại Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 01:2019/BCT về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (QCVN 01:2019/BCT).

+ Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: Phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo đúng chủng loại, số lượng, khung thời gian khởi nổ, thời hạn sử dụng và vị trí, phạm vi được ghi trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và trong văn bản thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vượt quá số lượng ghi trong giấy phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với trường hợp nhiều đơn vị nổ mìn ở gần nhau, có chồng lấn về bán kính an toàn khi nổ mìn phải tuân thủ theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 32 Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

+ Dịch vụ nổ mìn: Phải đảm bảo các điều kiện, có quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn để khai thác mỏ, phá đá công trình phải tuân thủ định mức khối lượng và phụ kiện nổ phù hợp thiết kế khai thác mỏ, phương án nổ mìn đã được phê duyệt.

Hủy vật liệu nổ công nghiệp: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 29 Mục 4 Chương II QCVN 01:2019/BCT; Việc hủy vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 31 Mục 4 Chương II QCVN 01:2019/BCT. Trường hợp không rõ về vật liệu nổ công nghiệp cần tiêu hủy hoặc không nắm được phương pháp tiêu hủy, tổ chức, doanh nghiệp được phép tiêu hủy phải liên hệ với nhà cung ứng vật liệu nổ công nghiệp để được hướng dẫn hoặc hỗ trợ dịch vụ tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

Quy định thời gian nổ mìnThời gian được phép tiến hành nổ mìn: được tổ chức, doanh nghiệp xác định trong phương án nổ mìn đã được phê duyệt. Thời gian không được phép tiến hành nổ mìn: Tết Nguyên đán (âm lịch): từ ngày 25 tháng 12 âm lịch năm trước đến hết ngày 05 tháng 01 âm lịch của năm sau; Các ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: Trước ngày nghỉ lễ 01 (một) ngày, trong thời gian nghỉ lễ và sau ngày nghỉ lễ 01 (một) ngày; Những trường hợp khác: Trong một số trường hợp đặc biệt, Sở Công Thương hoặc Công an tỉnh sẽ có thông báo bằng văn bản việc không được tiến hành nổ mìn trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Giám sát ảnh hưởng nổ mìn: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn được thực hiện đối với bãi nổ đầu tiên tại công trình, hạng mục công trình được phép thi công. Chậm nhất 15 ngày trước khi nổ mìn, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải gửi thiết kế hoặc phương án nổ mìn về Sở Công Thương để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoặc để tổ chức phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hoạt động đo giám sát các ảnh hưởng do nổ mìn phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có chức năng và đủ năng lực thực hiện. Việc giám sát ảnh hưởng nổ mìn chỉ được thực hiện khi có sự chứng kiến của đại diện Sở Công Thương. Trường hợp thực hiện giám sát ảnh hưởng nổ mìn do phát sinh khiếu nại, có thể mời thêm đại diện của các sở, ban, ngành tỉnh có chức năng liên quan, chính quyền địa phương và người khiếu nại hoặc đại diện hợp pháp cùng tham gia chứng kiến.

- Về quản lý tiền chất thuốc nổ: 

+ Kinh doanh tiền chất thuốc nổ: Phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

+ Vận chuyển tiền chất thuốc nổ: Phải đảm bảo đủ điều kiện và tuân theo các quy định tại các khoản 1, 2 Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; khi vận chuyển phải mang theo đầy đủ các hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc vận chuyển tiền chất thuốc nổ, lý lịch lô hàng; phương tiện vận chuyển phải tuân thủ lộ trình ghi trong giấy phép vận chuyển.

+ Quản lý, bảo quản tiền chất thuốc nổ: Phải thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 71/2018/NĐ-CP và Điều 23 Mục 2 Chương II QCVN 01:2019/BCT.

- Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị: Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm quản lý về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cụ thể đối với Sở Công Thương, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh.

Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành, Sở Tư pháp xin thông báo./.