Nhằm tiếp tục phát triên Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”  giai đoạn 2022-2026 đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực; tạo chuyến biến tích cực trong xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy truyền thông yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, bảo dảm sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tê và bảo vệ Tô quôc.

Phát huy vai trò của Phong trào phát triến văn hóa nông thôn; xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở.

Nâng cao chất lượng các danh hiệu: Gia đình văn hóa; ấp, khóm văn hóa; xã văn hóa nông thôn mới; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuân văn hóa; tạo chuyên biến tích cực xây dựng con người Việt Nam có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nêp sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; góp phần đây lùi các tệ nạn xã hội.

Muc tiêu cu thề đến năm 2030

- 80% người dân được nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, bảo tôn và phát huy các giá trị văn hóa truyên thông;

- 100% đơn vị hành chính câp huyện có Trung tâm Văn hóa, Thê thao;

- 100% xã có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng;

- 30% phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa, Thế thao và Học tập cộng đồng;

- 60% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Thiếu nhi; 100% đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn có điểm sinh hoạt, vui chơi dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

- 60% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị;

- 85% ấp, khóm được công nhận danh hiệu ấp, khóm văn hóa, văn hóa tiêu biểu;

- 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa;

- 50% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- Thư viện, Bảo tàng thực hiện số hóa tư liệu, hiện vật đạt từ 70% trở lên;

- 90% gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, tiêu biếu.

Một số giải pháp: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp; thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công sở, văn hóa công vụ và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên để văn hóa thực sự là động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phát huy tính gương mẫu, tự giác, tuân thủ pháp luật của cá nhân, cơ quan, đơn vị và trong cộng đồng xã hội; có biện pháp ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng môi trường văn hóa.

Xây dựng môi trường văn hóa trên không gian mạng; thúc đẩy các nội dung lành mạnh, tích cực, “thông tin tốt, câu truyện đẹp”, đẩy lùi thông tin tiêu cực, tin xấu, tin giả. Xây dựng các tác phấm văn hóa phù hợp với thuần phong mỹ tục, có tính giáo dục dành cho thanh thiếu nhi và nhân dân trên không gian mạng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên môi trường mạng.

Xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, an toàn ở địa bàn dân cư; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh đế gia đình thực sự là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nề nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

 Xây dựng môi trường văn hóa học đường, để mỗi trường học thực sự là môi trường giáo dục, rèn luyện về tri thức, lý tưởng, phẩm chất, lối sống văn hóa; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức và kỹ năng ứng xử xã hội văn minh, hướng con người có hoài bão, khát vọng vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ, nhằm hoàn thiện nhân cách con người trong thời đại mới.

Tăng cường gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Khai thác, phát huy tối đa, hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có; thực hiện việc nâng cấp, xây mới các công trình phù hợp với khả năng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật và đa dạng hóa các hình thức phục vụ lưu động. Phát triển các loại hình, câu lạc bộ về văn hóa, thể thao cơ sở. Duy trì, phát triên và đôi mới nội dung các liên hoan, hội thi, hội diên văn hóa, văn nghệ, phong trào thể dục, thể thao quần chúng, góp phần xây dựng cộng đồng cư dân nông thôn ốn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái, có môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn theo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao nhận thức và ý thức tự nguyện, tự giác của hộ gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa; ý thức trách nhiệm của người dân và năng lực tự quản cộng đồng ở khu dân cư trong quá trình xây dựng và giữ vũng danh hiệu ấp văn hóa, khóm văn hóa.

Tổ chức hiệu quả các phong trào bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa; bảo vệ di sản thiên nhiên, tiêu dùng xanh và thân thiện môi trường; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào quy ước cộng đồng, qua đó gắn kết và phát huy vai trò của người dân, cộng đồng dân cư trong việc thực hiện Phong trào và thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở khu dân cư gắn với việc xây dựng “xã, phường, thị trân phù hợp với trẻ em” góp phân thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước vê giảm nghèo bền vũng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đấy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phố biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch của địa phương.

Lồng ghép hiệu quả các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với các hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng gia đình, khu dân cư theo hướng tiêu chí “tiêu biểu”. Gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy vai trò của các yếu tố văn hóa và nhân tố con người trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.

Gắn với các cuộc vận động xã hội rộng lớn như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau”, “Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn vệ sinh lao động”, “Cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, “Cán bộ công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, “Ngày vì người nghèo”, thực hiện nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao thông...

Gắn kết thực hiện các nhiệm vụ của các ngành, tố chức đoàn thể với các phong trào: “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân, viên chức”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Cựu Chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đâu, lao động và học tập theo gương Bác Hô vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Xây dụng con người văn hóa, môi trường văn hóa thời kỳ mới trong lực lượng quân đội nhân dân”...

Ban Chỉ đạo các cấp tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp cụ thể hóa các mục tiêu, tiêu chí của Phong trào vào các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; bố trí kinh phí đầu tư phù họp, chú trọng xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực họp pháp cho triển khai thực hiện Phong trào. Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao; tăng cường công tác quản lý, sử dụng, phát huy tôi đa, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các tồ chức thành viên các ngành đoàn thể phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền vận động đến hộ gia đình, khu dân cư và toàn xã hội thực hiện hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vàn hóa”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; khơi dậy tiềm năng, phát huy các nguồn lực và vận động toàn dân tích cực tham gia thực hiện.

Các Sở, ngành tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ cùng Ủy ban hân dân các huyện, thành phố Cà Mau cụ thể hóa Kế hoạch thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2022 - 2026, phù hợp với yêu câu và thực tiên ở địa phương; đưa giải pháp phát triển Phong trào vào kế hoạch hoạt động của chính quyền địa phương hàng năm để thực hiện.

 

  Thanh Tòng