(Ảnh minh họa, nguồn baochinhphu.vn)

Mục tiêu chung: Nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền của trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và thực hiện các chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em, đặc biệt phát huy vai trò của gia đình trong quản lý, chăm sóc trẻ em đảm bảo an toàn trong dịp hè, huy động các tổ chức, doanh nghiệp, tổ xã hội, gia đình và cá nhân ủng hộ, đóng góp nguồn lực để cùng chung tay cải thiện môi trường sống an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện cho trẻ. 

Thời gian thực hiện:

Tháng hành động vì trẻ em: Từ ngày 01/6/2023 đến ngày 30/6/2023.

- Hoạt động hè: Từ ngày 01/6/2023 - 31/8/2023.

- Lễ phát động:  Từ ngày 27/5/2023-01/6/2023.

Các thông điệp và khẩu hiệu truyền thông :

- Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em.

- Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em.

- Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước. 

- Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.

- Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.

- Gia đình, nhà trường cùng đồng hành để trẻ em được an toàn trên môi trường mạng.

- Không gian mạng an toàn, công dân số tương lai.

- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

- Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

Nội dung hoạt động:

Các hoạt động truyền thông, vận động xã hội:

- Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và hoạt động hè năm 2023.Tập trung tuyên truyền về chủ đề và các hoạt động tháng hành động vì trẻ em và hoạt động hè năm 2023 thông qua các hình thức: xây dựng các phóng sự, tin, bài trên Đài Phát thanh, truyền hình, Báo Cà Mau, ...thông qua các cuộc sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội; thông qua các khẩu hiệu, thông điệp, áp phích, băng rôn, tờ rơi,...

- Tổ chức chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em nhất là đuối nước, tai nạn giao thông góp phần  xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu nhi về lòng nhân ái, tình yêu thương thông qua các hoạt động thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạnh; thăm, tìm hiểu các di tích lịch sử, khu tưởng niệm; thăm, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, mồ côi được nuôi dưỡng tại các cơ sở BTXH; thực hiện các công trình dọn dẹp, vệ sinh tại các bia tưởng niệm, nghĩa trang Liệt sỹ; tổ chức hành trình tham quan các địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh,...

- Tiếp tục tuyên truyền về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), các địa chỉ tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em và các địa chỉ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương. Sử dụng các sản phẩm, tài liệu truyền thông mẫu được đăng tải trên website của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai111.vn) và fanpage Truyền hình Vì Trẻ em VTV1.

Kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho trẻ em:

- Phổ biến và hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực, xâm hại; phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong trường học trước kỳ nghỉ hè.

- Thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận, quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại địa phương.

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao với nội dung bổ ích, hình thức phù hợp với trẻ em trên địa bàn dân cư.

- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn thương tích trẻ em đặc biệt là tai nạn đuối nước và giao thông.

- Chú trọng việc rà soát, hỗ trợ hoàn thiện các tiêu chí đảm bảo ngôi nhà an toàn cho trẻ em. Đề cao trách nhiệm gia đình trong việc trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về các nguy cơ bị tai nạn thương tích, bị xâm hại và kỹ năng tự bảo vệ mình.

Hoạt động chăm sóc sức khoẻ, thăm hỏi tặng quà cho trẻ em 

-  Tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc gia đình nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo; trẻ em bị bạo lực, xâm hại.... nhân ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6).

- Tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, chú trọng công tác khám, sàng lọc, kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, đặc biệt là trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em khuyết tật, trẻ em bệnh tim bẩm sinh. Hướng dẫn phòng ngừa, ngăn chặn các bệnh dịch lây lan trong mùa hè.

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân tổ chức tặng quà, hỗ trợ học bổng và hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi.... phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo theo quy định hiện hành.

-  Tổ chức vận động nhà hảo tâm, các đơn vị, tổ chức ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, hỗ trợ đột xuất cho trẻ em....

Hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em để trẻ em được trải nghiệm, được bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em đặc biệt là trong quá trình xây dựng các chính sách, văn bản liên quan đến trẻ em. Tham gia diễn đàn trẻ em quốc gia và tham dự trại hè “Ước mơ hồng” khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

-  Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế, ưu tiên các hình thức như các kênh truyền thông báo chí, mạng xã hội,....Rà soát, đánh giá việc thực hiện các ý kiến, nguyện vọng của trẻ em thông qua các diễn đàn trẻ em trong thời gian qua.

 

Thảo Trương