Ngày 26/4/2022, Tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND và xác định nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách; phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách; tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh về truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức triển khai các hình thức truyền thông về dự thảo chính sách; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện truyền thông dự thảo chính sách.

Năm 2022, HĐND tỉnh cho chủ trương ban hành văn bản QPPL 22 văn bản, đã ban hành 13 văn bản, UBND tỉnh cho chủ trương ban hành 54 văn bản, đã ban hành 28 văn bản. Thông qua nội dung, chương trình xây dựng văn bản QPPL của tỉnh. Ngay từ khi có chủ trương xây dựng văn bản QPPL, các cơ quan thông tin truyền thông tỉnh, Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tích cực tham gia và đưa tin giới thiệu về các chính sách dự kiến ban hành. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ đã có trên 90 bài viết được đăng tải, tác động tích cực đến dư luận xã hội và được xã hội quan tâm. Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau điều phân công nhiệm vụ phóng viên theo dõi thực hiện nhiệm vụ triền thông lĩnh vực này.

Phát huy vai trò phản biện của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng chính sách, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức 02 cuộc phản biện chính sách liên quan đến quy định chính sách hỗ trợ tiền thuê bao thiết bị giám sát hành trình tàu cá và chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và ấp, khóm. Tổ chức 4 cuộc hội thảo lấy ý kiến trực tiếp đối tương tác động trong băn bản dự thảo liên quan đến quy định về chính sách di dời và quy hoạch vùng nuôi chim yến, chính sách hỗ trợ tiền thuê bao thiết bị giam sát hành trình tàu cá, chính sách đối với các bộ không chuyên trách cấp xã, quy trình và chính sách đền bù giải phóng mặt bằng trong dự án dầu tư có thu hồi đất. Các cuộc hội thảo điều có sự tham gia nhiều người dân, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp và các ngành liên quan, tiếp nhận nhiều ý kiến phản biện góp ý rất thiết thực góp phần xây dựng hoàn thiện thể chế của địa phương. Biện pháp lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong dự thảo văn bản QPPL. Cà Mau đã đăng tải công khai đầy đủ nội dung văn bản dự thảo trên cổng thông tin điện tử tỉnh theo quy định Luật ban hành văn bản QPPL nhưng chưa huy động nhiều đối tượng chịu sự tác động quan tâm, tham gia góp ý kiến.

Truyền thông đã đóng vai trò tích cực vào quá trình hoạch định, xây dựng dự thảo, hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật. Trong quá trình xây dựng pháp luật, một số dự thảo văn bản có nội dung chính sách quan trọng đã được cơ quan chủ trì soạn thảo đẩy mạnh việc tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông định hướng, dẫn dắt dự thảo chính sách, giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách được đông đảo người dân, dư luận xã hội quan tâm, góp phần tạo đồng thuận trong xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng, tính khả thi của văn bản. Qua đó, làm rõ hơn về sự cần thiết ban hành chính sách; mục đích, quan điểm xây dựng chính sách; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của chính sách; nội dung cơ bản của chính sách; nội dung mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ so với quy định hiện hành về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; chú trọng các vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau; các nội dung khác cần thông tin rộng rãi đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội được nghiên cứu làm rõ là dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu khi ban hành chính sách. Thời điểm truyền thông dự thảo chính sách được thực hiện ngay từ khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL. Nhìn chung, các nhiệm vụ và giải pháp trong kế hoạch được các đơn vị nghiên cứu, triển khai thực hiện nghiên túc và phát huy hiệu quả tích cực, góp phân nâng cao nhiện thức xã hội và huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác xây dựng ban hành chính sách.

Tuy nhiên trong thực tế, việc lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng chính sách và dự thảo VBQPPL đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau đây:

Thứ nhất, hoạt động lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng và dự thảo VBQPPL thông qua hình thức việc đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử nhìn chung còn mang tính hình thức không nhận được ý kiến góp ý, phản biện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do vậy, mục đích của việc xin ý kiến để hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật là chưa đạt được.

Thứ hai, một số quy định, chính sách trong dự thảo VBQPPL chưa phù hợp với thực tiễn nên chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Điều này dẫn đến việc chính sách, văn bản sau khi được ban hành khó hoặc không thể triển khai trên thực tế do gặp phải ý kiến trái chiều, phản ứng tiêu cực từ cộng đồng xã hội.

Thư ba, một số cơ quan chủ trì soạn thảo chưa quan tâm đúng mức đến việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân về dự thảo chính sách ngay từ khi lập đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản trong quá trình soạn thảo VBQPPL và cũng như chưa chú trọng tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông để tạo đồng thuận xã hội. Việc tiếp thu ý kiến góp ý còn đại khái, hình thức, chưa thực sự cầu thị, việc giải trình ý kiến cũng chưa đầy đủ, thấu đáo.

Thứ tư, dự thảo báo cáo đánh giá tác động chính sách, dự thảo có nhiều trường hợp chưa xác định rõ chính sách quan trọng cần lấy ý kiến, do vậy không thu hút sự quan tâm và tham gia góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng đến chất lượng soạn thảo của VBQPPL và trách nhiệm giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo VBQPPL của các cơ quan chủ trì soạn thảo; làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính công khai, minh bạch của văn bản, giảm hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách sau khi được ban hành, qua đó tác động đến sự phát triển của đời sống, kinh tế, xã hội…

Tỉnh Cà Mau đã xác định truyền thông chính sách phải được thực hiện từ sớm từ xa đặt biệt đối với những chính sách còn có nhiều ý kiến tranh luận, nhận được nhiều phản hồi trong quá trình xin ý kiến góp ý của các đối tượng chịu tác động cần phải thực hiện truyền thông tích cực thông qua hoạt động truyền thông, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ được lắng nghe ý kiến phản hồi để từ đó kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng chiến lược, kế hoạch cũng như nội dung phù hợp để tạo được sự đồng thuận của xã hội trong hoạch định chính sách.

Làm tốt công tác truyền thông chính ở cả 2 bước của quá trình xây dựng văn bản QPPL là lập đề nghị văn bản QPPL và soạn thảo văn bản QPPL để người dân biết, đồng tình, ủng hộ, thực hiện, kiểm tra và người dân thụ hưởng sẽ góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất và khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, thực hiện đúng mục tiêu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra là “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân./.

TS. Phạm Quốc Sử