- Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;

- Có tính chuẩn mực;

- Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

 Để một bản án được lựa chọn trở thành một án lệ cần phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định. Việc coi và sử dụng án lệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét xử, giải quyết vụ việc của Tòa án. Bởi vì, thông qua cách tiếp cận thực tiễn giúp cho việc xác minh, phân tích các vấn đề liên quan đến vụ việc mà Tòa án đang thụ lý được nhìn nhận dưới góc độ thực tế hơn, đồng thời gợi mở hướng giải quyết vụ án một cách thỏa đáng, đảm bảo quyền và lợi ích, bảo đảm công bằng giữa các bên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc giải quyết vụ án của Tòa án.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí theo quy định để cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ. Các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ (Điều 3 Nghi quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phám Tòa án Nhân dân Tối cao về quy trình lựa chon, công bố và áp dụng án lệ).

Khoản 2, Điều 6, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận các vấn đề liên quan đến án lệ trong các luật, bộ luật nhằm đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp trong quá trình áp dụng án lệ đối với việc giải quyết các vụ án, vụ việc tương tự trong thực tiễn xét xử. Tại  Điều 8 Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 quy định việc áp dụng án lệ trong xét xử như sau:

- Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.

- Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.

- Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

Tính đến ngày 01/06/2022, Trang tin điện tử về án lệ của Tòa án nhân dân tối cao tại địa chỉ  https://anle.toaan.gov.vn/ đã công bố công khai 52 án lệ là nguồn để các các Tòa án, thẩm phán tham khảo, áp dụng vào xét xử các vụ án có tình tiết tương tự.

Có thể thấy, việc thừa nhận và áp dụng án lệ vào thực tiễn xét xử là một tiến bộ vượt bật trong quá trình cải cách tư pháp. Án lệ đã được công nhận là một nguồn luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với Tòa án các cấp trong việc vận dụng, áp dụng các tình tiết tương tự để xét xử các vụ án mà pháp luật chưa có quy định cụ thể. Đồng thời, án lệ đã dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình áp dụng để giải quyết vụ án.

Ảnh nguồn từ Baochinhphu.vn

Bài Thanh Long