Qua 10 năm triển khai, thực hiện Luật PBGDPL các cấp, ngành đã không ngừng chú trọng đổi mới nội dung, Hình thức PBGDPL, bám sát yêu của của Luật PBGDPL và phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Điển hình như các cơ quan, đơn vị đã áp dụng nhiều hình thức PBGDPL mang lại hiệu quả cao và được duy trì thường xuyên như:

(Giao diện Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau)

- PBGDPL thông qua tiếp nhận thực hiện thủ tục hành chính và xử lý vi phạm hành chính: đã thực hiện hàng trăm ngàn lượt PBGDPL thông qua hình thức này. Về tính khả thi: ưu điểm là thiết thực, đáp ứng yêu cầu của người dân khi có nhu cầu được tư vấn; nhược điểm: số lượng người được tuyên truyền ít, mỗi cuộc phổ biến chỉ phổ biến cho 01 đến 02 người.

- PBGDPL thông qua các cuộc họp, hội nghị, tập huấn, hội thảo, sinh hoạt đoàn, đội, các diễn đàn: đã tổ chức ước tính khoảng 13.000 cuộc thu hút khoảng 665.000 lượt người tham dự, đây là hình thức PBGDPL được địa phương áp dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả khả thi. PBGDPL thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo giúp phát huy tối đa vai trò báo cáo viên, có sự tương tác hai chiều giữa người nghe và người truyền đạt.

- PBGDPL thông qua tờ rơi, tờ gấp, Bản tin Tư pháp, chuyên đề “Tạp chí Tuổi trẻ”; pa nô, áp phích, tranh cổ động: đã phát hành hơn 2.500.000 tờ gấp tìm hiểu pháp luật; 2.500 bộ tài liệu tuyên truyền; 146 cụm pa nô, hơn 1.000 áp phích, 9.437 băng rôn, cờ đuôi cá. PBGDPL thông qua hình thức này được thực hiện định kỳ, đây cũng là một trong những hình thức được xem là hiệu quả, nội dung ngắn gọn, rõ ràng, có hình ảnh minh họa thu hút sự chú ý của mọi người, tờ gấp nhỏ dễ dàng, thuận tiện trong sử dụng.

- PBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: thực hiện 2.419 đề tài để tuyên truyền, PBGDPL, với thời lượng là 199 giờ 57 phút, đây là hình thức tổ chức phổ biến và hiệu quả mang lại khá cao.

- PBGDPL thông qua trợ giúp pháp lý lưu động: hình thức này được thực hiện định kỳ hàng năm từ 1 đến 2 cuộc; thu hút được nhiều đối tượng tham gia cùng một lúc tại một địa điểm; PBGDPL cho từng đối tượng thông qua các vụ việc cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực.

- PBGDPL thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khâu hóa: đã tổ chức 27 hội thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hình thức truyền tải pháp luật hiệu quả giúp người nghe dễ hiểu, dễ nhớ thông qua các tiểu phẩm, chập cải lương.

- PBGDPL thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến: đã tổ chức 12 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, thu hút hơn 500.000 lượt người tham dự thi. Đây là hình thức được xem là hiệu quả nhất, là giải pháp tối ưu nhất trong tình hình hiện nay, thu hút đông đảo thí sinh tham gia nghiên cứu các quy định pháp luật để trả lời trực tiếp các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính hoặc điện thoại thông minh. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật tạo tính chủ động tìm hiểu pháp luật, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật mọi lúc.

- PBGDPL trên mạng xã hội: là hình thức hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nhanh chóng và kịp thời. Tỉnh Cà Mau đã thực hiện tạo các tài khoản trên các ứng dụng mạng xã hội để thực hiện PBGDPL như: Fanpage Cà Mau; Fanpage PBGDPL tỉnh Cà Mau; kênh Youtube Cà Mau; Youtube PBGDPL Cà Mau; Zalo page Cà Mau; Ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G), …

- PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương trong tỉnh: đã đăng tải trên 2.100 tin, bài để giới thiệu, tuyên truyền PBGDPL, thu hút trên 144.000 lượt xem. Đây cũng là hình thức hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời. Riêng Trang Thông tin PBGDPL tỉnh Cà Mau được vận hành vào ngày 09/11/2020 đến nay đã đăng tải 2232 tin thu hút 146.889 lượt xem.

- PBGDPL thông qua hòa giải ở cơ sở: là hình thức được thực hiện thường xuyên, kể cả trong thời gian không phát sinh vụ việc cần hòa giải. Các Tổ hòa giải thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân chấp hành pháp luật. Toàn tỉnh hiện có 883 Tổ hòa giải, với tổng số 5.949 hòa giải viên; đã thực hiện PBGDPL thông qua các cuộc hòa giải ở cơ sở là 3.800 cuộc, tỷ lệ hòa giải thành hàng năm đạt trên 74%.

Qua các hình thức PBGDPL, đã đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho cán bộ và Nhân dân. Đặc biệt, tại những địa bàn có “điểm nóng” về khiếu kiện thì việc tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật tại chỗ cũng góp phần giúp “xoa dịu” tình hình, giải tỏa những vướng mắc pháp luật của người dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Bên cạnh đổi mới, sáng tạo về hình thức thì hàng loạt mô hình hay cách làm hiệu quả được áp dụng như:

- Các mô hình của Công an tỉnh gồm: Cảm hóa giáo dục người lầm lỗi chấp hành xong án phạt tù; Cảm hóa, giáo dục thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật về ma túy; Tuyên truyền qua mạng Facebook; Ấp không có tội phạm; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới; Mỗi ngày, phạm nhân làm ít nhất một việc tốt để hoàn lương; Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng tái hòa nhập cộng đồng; Tiếng loa cảnh giác tội phạm; Tuyến đường an toàn giao thông; Khu dân cư không có tội phạm rất nghiêm trọng.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chương trình livestream trực tuyến với chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Điểm tựa cuộc sống”; xây dựng chương trình Livestream trực tuyến chủ đề về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế; đặc biệt là chương trình truyền hình trực tiếp với chủ đề “Chính sách Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong quan hệ lao động” được phát trực tiếp trên sóng truyền hình Cà Mau và phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội facebook, youtube của Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau.

(Sở Tư pháp: với mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng xã hội facebook)

- Sở Tư pháp: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; thực hiện các Phóng sự tuyên truyền PBGDPL, chuyên mục pháp luật hàng tháng và Chương trình thời sự 16 giờ 30 phút Chủ nhật hàng tuần phát trên sóng truyền hình và phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau; PBGDPL trên Trang thông tin PBGDPL tỉnh và qua mạng xã hội facebook, youtube; thường xuyên biên soạn các tờ gấp pháp luật để tuyên truyền, phổ biến pháp luật mới, những nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp, người dân, trong đó chú trọng phổ biến những quy định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Các mô hình của Tỉnh đoàn gồm: Phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi; Khu dân cư không có thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội; Ánh sáng an ninh; Tiết học an toàn giao thông; Tuyến đường thanh niên tự quản về an ninh trật tự; Thắp sáng đường quê bằng đèn năng lượng mặt trời kết hợp xây dựng tuyến đường xanh - sạch - đẹp - an toàn giao thông; Tuyến đường an ninh có gắn camera giám sát.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: lồng ghép PBGDPL với các hoạt động lễ hội, hội thi, sinh hoạt văn hóa cộng động tại địa phương; hội thi trong cán bộ, công chức, viên chức về từng chủ đề; biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm, giao lưu văn hóa nghệ thuật.

- Sở Thông tin và Truyền thông: lồng ghép PBGDPL trên mạng xã hội và trên Ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G).

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: mô hình “Mỗi tuần 01 điều Luật”.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng: mô hình “Mỗi tuần 1 câu hỏi, 1 đáp án” tìm hiểu pháp luật; Câu lạc bộ “Pháp luật học đường”.

- Ban Dân Vận Tỉnh ủy với các mô hình dân vận khéo.

- Các mô hình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Câu lạc bộ phòng, chống mua bán người; Ngôi nhà an toàn; Trường học an toàn; Cộng đồng an toàn.

 Bên cạnh đó, còn nhiều cơ quan có mô hình, cách làm hiệu quả, góp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.

Đa dạng hình thức, mô hình PBGDPL sẽ góp phần đưa pháp luật vào đời sống tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.

Hứa Nguyên