(Ảnh minh họa, nguồn wwwbaochinhphu.vn)

Theo đó, mục đích là triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử (TMĐT) trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và cộng đồng trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu; Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh thông qua ứng dụng TMĐT; Hỗ trợ đẩy nhanh chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh; Đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tích cực thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại; Tuyên truyền, đào tạo kỹ năng TMĐT cho người dân và doanh nghiệp; Khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về TMĐT trong công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo hoạt động kinh doanh TMĐT tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu chỉ số TMĐT (EBI) của tỉnh tăng từ 5 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2022; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh; Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau (madeincamau.com) có ít nhất 150 thương nhân trên địa bàn tỉnh tham gia; Tỷ trọng thương mại điện tử B2C (giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng và tính cho cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 8% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh; Có 60% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử; Có 60% cơ sở kinh doanh, cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp được hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng bán hàng trực tuyến; Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử (03 lớp); Phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công: đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử.

Về nhiệm vụ: Xây dựng thị trường và nâng cao nhận thức, lòng tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong thương mại điện tử, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử; Ứng dụng thương mại điện tử, các nền tảng kết nối giao thương trên môi trường số hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực tìm kiếm thông tin, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa; Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử./.

Huỳnh Quỳnh