(Ảnh minh họa - nguồn camau.gov.vn)

Về nguyên tắc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, đúng đối tượng, không chồng chéo, trùng lắp đối tượng, phạm vi giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia; có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án; Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện, theo quy mô thực tế; hỗ trợ phát triển sản xuất có chu kỳ đủ dài để đảm bảo tính ổn định, hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án; thời gian hỗ trợ theo vụ hoặc chu kỳ sản xuất nhưng tối đa đến cuối năm 2025; Được thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác theo quy định; huy động tối đa vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân; Thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất căn cứ kết quả nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo tiến độ từng năm hoặc giai đoạn của dự án.

 Điều kiện hỗ trợ: (1)Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết này phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo; (2) Đảm bảo việc thực hiện ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và phát triển mô hình sản xuất sản phẩm chủ lực địa phương, có giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đối với dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chỉ thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và các hoạt động hỗ trợ sản xuất khác (không thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng và hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ) và không hỗ trợ đối với địa bàn thuộc phường, thị trấn.

Về hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Nội dung hỗ trợ đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm: Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; Vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi; Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; Các chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm; chi phí thẩm định, điều kiện hành nghề, kinh doanh; hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; hỗ trợ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, đánh giá và công bố hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế; thực hành nông nghiệp tốt; áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng; hoàn thiện, cải tiến, ứng dụng, đổi mới công nghệ; đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho các sản phẩm hàng hóa đã có tiêu chuẩn quốc gia; đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nước ngoài cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực và xuất khẩu; Tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương trong, ngoài tỉnh do chủ đầu tư quyết định trong phạm vi dự toán được giao; Xây dựng, quản lý dự án.

Đối với nội dung hỗ trợ đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ngoài các nội dung trên, còn hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đối với nội dung hỗ trợ đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gồm chi Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và theo Điều 3 Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng: Điều kiện thực hiện Ngoài các điều kiện chung như nêu ở trên, phải đáp ứng các điều kiện sau: Cộng đồng dân cư đề xuất dự án phát triển sản xuất là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển ấp, khóm làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi; Hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án; Thực hiện cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng (nếu có) theo quy định.

Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ: Điều kiện thực hiện: Sau khi đã xem xét khả năng áp dụng hình thức hỗ trợ theo Điều 3, Điều 4 Nghị quyết này nhưng không huy động được sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác hoặc không có đề xuất từ cộng đồng dân cư; hoặc dự án hỗ trợ người dân đang chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; dự án, mô hình cho các nhóm đối tượng yếu thế; hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh, bình đẳng giới; mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới; Tối thiểu 70% phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phải được dùng để hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của người dân.

Thẩm quyền quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu: Đối với dự án do đơn vị cấp tỉnh thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh quyết định;

Đối với dự án do đơn vị cấp huyện thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Nguồn kinh phí thực hiện Từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương; vốn đối ứng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức, cộng đồng dân cư, người dân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nghị quyết cũng đã ban hành các các trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ thực hiện dự án kèm theo.           

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023./.

Ngọc Phạm