Tuy nhiên, trong thực tiễn thì công tác này trên địa bàn tỉnh mặc dù có nhiều tiến bộ, chất lượng công tác xây dựng văn bản được nâng lên nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như: chất lượng, tính ổn định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa cao; chưa đồng đều giữa các cấp ban hành; vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, triển khai thi hành văn bản pháp luật cấp trên; thực hiện quy trình xây dựng văn bản còn lúng túng; chất lượng một số dự thảo cũng như chất lượng tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản chưa cao; hoạt động phối hợp trong xây dựng văn bản còn chưa chặt chẽ, chưa chủ động; việc rà soát văn bản QPPL chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời…

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động xây dựng, hoàn thiện thể chế cần nhận diện chính xác nội hàn của thể chế là yếu tố quan trọng đảm bảo việc xây dựng và hoàn thiện thể chế. Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác hoàn thiện thể chế, tôi muốn đề xuất cùng trao đổi một nội dung sau:

Thể chế không chỉ là văn bản QPPL

Thực tiển hiện nay, chúng ta chỉ quan tâm xây dựng, ban hành hệ thống văn bản QPPL được giao quy định chi tiết thi hành là chủ yếu và tương đối tốt. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, vì trong thực tế, có nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật như thể chế phối hợp thực hiện quy trình như thu hồi đất, cơ chế phối hợp quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn bị gấp khúc, đứt đoạn… Khó khăn này rất cần ban hành hệ thống thể chế (văn bản QPPL) quy định về giải pháp thi hành luật. Đây là điều còn thiếu, rất cần được quan tâm.

  Quy định hệ thống các QPPL về giải pháp thi hành luật là nội dung sáng tạo rất cao trong hoạt động điều hành, giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn từ thực tiễn (trong chỉ số PCI là tính năng động, tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh) cần nhiều hơn về sự quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Hoàn thiện thể chế trong hoạt động phối hợp giữa ngành với ngành, ngành với huyện; các ngành với các tổ chức chính trị khác cũng như với các ban của HĐND chưa đảm bảo thống nhất trong hoạt động, thực tế cần nhiều sự quan tâm về giải pháp.

Hoàn thiện thể chế hoạt động của nội bộ từng cơ quan đơn vị. Hiện nay chỉ ban hành văn bản QPPL về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn. Thiếu nội dung chỉ đạo hoàn thiện cơ chế vận hành nội bộ từng cơ quan. Theo tôi nên xem nội dung này là một trong những nội dung hoàn thiện thể chế.

Tính kịp thời trong ban hành thể chế

Thực tế có rất và rất ít những văn bản được ban hành đảm bảo tính kịp thời, nhiều nội dung được giao quy định chi tiết thi hành mà theo quy định phải ban hành và có hiệu lực thi hành đồng thời với văn bản cấp trên giao quy định chi tiết. Việc chậm ban hành tạo ra khoảng trống không có thể chể điều hành, nguy cơ gây thiệt hại là rất lớn nếu rơi vào các lĩnh vực như: giá, các loại thuộc diện ban hành chính sách…Khó khăn này xuất phát từ hai nguyên nhân: Nếu xét về mặt chủ quan cho thấy hiện tại các ngành không quan tâm và chủ động rà soát nên không phát hiện hoặc chậm phát hiện nội dung văn bản cấp trên giao quy định chi tiết thi hành nên không tham mưu thực hiện kịp thời. Nếu xét về mặt khách quan nếu là văn bản Luật thời hạn có hiệu lực dài thì việc ban hành và có hiệu lực đồng thời khả năng thực hiện được. Đối với Nghị định, quyết định, thông tư  thời hạn có hiệu lực ngắn nên việc đảm bảo trong ban hành và có hiệu lực đồng thời là khó thực hiện được, tuy nhiên, cần có quyết tâm không để kéo dày quá lâu, thực tế có những nội dung 3, 4 năm mới phát hiện và ban hành.

Cơ chế trách nhiệm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế

Theo chương trình xây dựng, hoàn thiện thể chế của Chính phủ đến năm 2030 thì nội dung này do Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả, khả thi, tính kịp thời. Hiện nay, chứng ta chưa làm rõ cơ chế trách nhiệm này theo nguyên tắc ngành, lĩnh vực từng đơn vị quản lý.

 Đề xuất giải pháp hoàn thiện

Cần Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ rà soát, tham mưu xây dựng hoàn thiện thể chế, trường hợp chậm trễ, không đảm bảo tính khả thi khi ban hành phải được làm rõ và xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị. Nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp và chịu trách nhiệm trong hoạt động cho ý kiến văn bản dự thảo của các ngành, thành viên UBND tỉnh, khắc phục tình trạng cho ý kiến chỉ mang tính hình thức, khi ban hành và vận hành thể chế làm phát sinh khó khăn.Những khó khăn vướng mắc từ thực hiễn trong hoạt động phải được nghiên cứu đưa ra giải pháp khắc phục ngay nhất là thể chế phối hợp; thể chế vận hành nội bộ từng cơ quan, đơn vị cần được hoàn thiện sớm. Do đặt thù hoạt động của HĐND tỉnh trong ban hành các nghị quyết phải thông qua các kỳ họp. Nên việc ban hành thể chế đa phần chậm. Vì vậy, cần ban hành Nghị quyết về cơ chế giao quyền ban hành Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh có tính chất đặc thù, cấp thiết không nhất thiết phải chờ đến kỳ họp và có cơ chế xin ý kiến biểu quyết của đại biểu, như vậy sẽ không làm hạn chế quyền quyết định của từng đại biểu. Đây là những vấn đề cần đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng đơn vị trong xây dựng và hoàn thiện thể chế hiện nay./.

TS. Phạm Quốc Sử