Từ đầu năm tới nay, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng Sở Tư pháp đã chủ động thích ứng và đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép triển khai các nhiệm vụ liên quan tới Tiêu chí 18.5. Qua đó, góp phần giúp các địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

(Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có 43/82 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 52,4%)

Xác định công tác Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết kịp thời, dứt điểm các mâu thuẩn phát sinh từ cơ sở, thắc chặt tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Do đó, ngày từ đầu năm, Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo tập trung rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở, tập huấn cấp tỉnh, cấp huyện về công tác hòa giải ở cơ sở; triển khai Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; các tài liệu hỗ trợ dành cho hòa giải viên do Bộ Tư pháp biên soạn. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở, góp phần cải thiện chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp.

Để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp tăng cường công tác truyền thông, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; Giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Tổ chức lớp tập huấn kỹ năng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch phụ trách xây dựng cấp xã đạt chuẩn Tiếp cận pháp luật; Tham mưu Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật ban hành Kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật; Hòa giải ở cơ sở; Chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành mua sắm, trang bị trên 1.200 tài liệu, sách pháp luật các loại cho Tủ sách pháp luật tại 08 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Cà Mau gồm: xã Khánh Hưng - huyện Trần Văn Thời; xã Khánh Thuận, Khánh Hòa,  Nguyễn Phích, Khánh Lâm - huyện U Minh; xã Thanh Tùng, Quách Phẩm Bắc, Ngọc Chánh - huyện Đầm Dơi. Việc trang bị tài liệu và sách pháp luật vào các Tủ sách pháp luật sẽ góp phần phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm đọc của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn.

Khai thác tối đa Mục “Tiếp cập pháp luật” trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa chỉ http://pbgdpl.camau.gov.vn, Ban Biên tập Trang thông tin đã chỉ đạo bộ phận quản trị cập nhật, đăng tải 12 văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương, của tỉnh và của Sở. Đăng tải, công bố danh sách 95/101 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 trên địa tỉnh để làm căn cứ trong việc rà soát, chỉ đạo, xác nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Đồng thời, chỉ đạo đội ngũ cộng tác viên tăng cường viết tin, bài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư sống và làm việc theo pháp luật. Đến nay, toàn tỉnh có 43/82 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 52,4%.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về hỗ trợ huyện Thới Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021, Giám đốc Sở Tư pháp chủ động phối hợp với Chủ tịch UBND huyện Thới Bình thực hiện đánh giá cấp xã đạt Chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó, hiện nay huyện Thới Bình còn lại thị trấn Thới Bình và xã Tân Lộc chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Để đảm bảo điều kiện và tiến độ công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiến tới công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt các tiêu chí làm căn cứ đánh giá, chấm điểm và công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định tại Quyết định 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 07/2017/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Để chủ động triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thay thế Quyết định 619/QĐ-TTg, ngay từ đầu năm 2022, Sở Tư pháp đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Việc triển khai kịp thời Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đã đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ có hiệu quả các mục tiêu của Quyết định; đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã tiếp cận pháp luật bảo đảm chất lượng và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; Nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp trong hướng dẫn, thực hiện các tiêu chí về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Thực hiện xác nhận chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, trong 9 tháng đầu năm 2021, Sở Tư pháp thực hiện xác nhận chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới (Tiêu chí 18.5) đối với xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời; xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời; xã Tân Phú, huyện Thới Bình theo đề nghị của Văn phòng Thường trực tỉnh. Ngoài ra, theo đề nghị của UBND thành phố Cà Mau, Sở Tư pháp thực hiện hiệp y, thống nhất về kết quả thực hiện duy trì, giữ vững 19 tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới xã Tắc Vân và xã Lý Văn Lâm.

Để đạt được các kết quả nêu trên, Sở Tư pháp nhận được chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Có sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong quá trình thực hiện đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn thường xuyên thông tin kịp thời các văn bản mới, ý kiến chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo, giúp hoạt động của Sở được thuận lợi và đảm bảo tiến độ công việc.

Bên cạnh đó, từ đầu năm tới nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều chương trình, kế hoạch trong 9 tháng đầu năm của Sở Tư pháp vẫn chưa thể thực hiện được, nhất là các hoạt động cần tụ tập đông người. Việc xác nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu chỉ căn cứ vào hồ sơ do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đến, chưa thực hiện kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa phương. Nên kết quả xác nhận còn mang tính chủ quan. Từ đó, không loại trừ khả năng địa phương được xác nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sau đó lại có trường hợp vi phạm pháp luật./.

 

Phú Toàn