1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện, thường xuyên các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong năm 2022 theo Kế hoạch số 11/KH-BATGT ngày 26/01/2022 của Ban an toàn giao thông tỉnh; gắn trách nhiệm người đứng đầu của ngành, đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Phương châm chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 là “Trách nhiệm, kỷ cương, quyết liệt và hiệu quả”.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tỉnh thực hiện tốt việc nêu gương trong chấp hành quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức can thiệp dưới mọi hình thức làm sai lệch kết quả xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông của lực lượng chức năng. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm về trật tự an toàn giao thông phải tố chức kiểm điểm, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo kết quả xử lý gửi Sở Nội vụ. Giám đốc Sở Nội vụ theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 06 tháng và cuối năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với nội dung, hình thức, đối tượng phù hợp, để người nghe dễ hiêu, dễ nhớ, tập trung ở địa bàn nông thôn. Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động theo các chuyên đề về bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát động. Tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin trên Trang Thông tin điện tử an toàn giao thông, thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin, tài liệu cho các đơn vị, địa phương để phục vụ công tác tuyên truyền về an toàn giao thông. Duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành đường bộ, đường thủy nội địa. Tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các vấn đề nóng, nổi cộm về trật tự an toàn giao thông tại các địa phương; tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn giao thông đối với các công trình thi công trên các tuyến đường giao thông đang khai thác.

3. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, tăng cường khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để quản lý và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải vi phạm. Tổ chức thực hiện tốt việc kết nối liên thông với ngành Công an để sử dụng chung dữ liệu thiết bị giám sát hành trình xe ô tô nhằm phục vụ công tác xử lý vi phạm, xác định trách nhiệm liên quan của cơ quan, người thực thi công vụ (nêu có). Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, các bến xe, bến tàu thực hiện tốt quy định về vận tải; cải cách hành chính, chống tiêu cực về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, thuyền viên, đăng kiểm phương tiện.

Phương châm xử lý vi phạm là “Không nể nang, không có vùng cấm”. Phê bình, kỷ luật các tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định (nếu có). Tuyệt đối không can thiệp hoặc để xảy ra sai lệch kết quả xử lý vi phạm, dẫn đến các hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm nông độ cồn, hoặc can thiệp vào việc xử lý của lực lượng chức năng, yêu cầu báo cáo về Sở Nội vụ để tổng họp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau trực tiếp chỉ đạo công tác kiêm soát tải trọng xe trên địa bàn. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm tải trọng xe trên địa bàn do mình quản lý. Trong trường hợp cần thiết, nhằm kiếm soát tốt công tác tải trọng xe trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau trao đổi trực tiếp với Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thay đổi hoặc luân chuyển địa bàn đối với cán bộ Cảnh sát giao thông, Thanh tra Sở Giao thông vận tải phụ trách địa bàn. Ban an toàn giao thông tỉnh chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành đường bộ tổ chức kiểm tra tải trọng xe trên địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau. Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các địa bàn vi phạm về tải trọng xe.

5. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến học sinh, sinh viên, đặc biệt là các buổi sinh hoạt đầu tuần. Yêu cầu học sinh, sinh viên ký cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông, có biện pháp xử lý nghiêm học sinh, sinh viên vi phạm. Chỉ đạo các trường học tăng cường công tác phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở khu vực trước cổng trường học; không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm đưa, đón học sinh.

6. Các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng các chuyên mục, chương trình tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, các thông điệp về an toàn giao thông, văn hóa giao thông. Cập nhật thường xuyên việc kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn; cảnh báo nguy cơ, hậu quả và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; xây dựng kế hoạch, tố chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng gắn với duy tu, sửa chữa bảo đảm an toàn giao thông; khai thác có hiệu quả các công trình kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu và bảo vệ hành lang an toàn giao thông. Tiếp tục ưu tiên xóa điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về lộ trình nạo vét, đầu tư hệ thống báo hiệu và một số công trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, đảm bảo khả năng kết nối vận tải hàng hóa với các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

8. Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Công tác xử lý vi phạm phải được công khai, đúng pháp luật, đúng người vi phạm, không phân biệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hay người dân. Tăng cường công tác kiểm tra đối với lực lượng làm nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông như vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ xe, sử dụng điện thoại khi lái xe; phương tiện thủy nội địa không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; điều khiển phương tiện ban đêm không có đèn chiếu sáng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông có dấu hiệu tội phạm, nhất là các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng; phối hợp Viện kiêm sát, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử công khai một số vụ tai nạn giao thông điển hình để tuyên truyền, cảnh báo, phòng ngừa chung.

Chủ trì, phối hợp Sở Y tế xây dựng kế hoạch trao đổi, nắm bắt thông tin các ca chấn thương nhập viện có liên quan đến nồng độ cồn, ma túy khi điều khiên phương tiện. Nếu vụ việc tai nạn giao thông chưa được thụ lý, giải quyết, phải tiến hành các bước lập hô sơ, xử vụ việc theo quy định. Tổ chức sơ kết, đánh giá chất lượng, hiệu quả hệ thống camera giám sát giao thông. Tổng hợp, xử lý các khó khăn, hạn chế cần khắc phục, đồng thời kiến nghị, đề xuất đầu tư giai đoạn tiếp theo. Hoàn thành trong quý I năm 2022.

Tập trung tuyên truyền với các hình thức đa dạng, phong phú đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và tính mạng của người dân. Tiếp tục tổ chức cuộc vận động sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng thực hiện thông điệp “Đã uống rượu, bia - Không lái xe”; “Đã uống rượu, bia - Không điều khiển phương tiện tham gia giao thông”. Trong đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động phải nêu gương hành động.

Công an cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông như điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khác; phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải trọng cho phép, xe hợp đồng trá hình, bến dù, bến cóc.

Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh, buôn bán, họp chợ, dựng rạp đám cưới, liên hoan, sinh nhật. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong công tác chỉ đạo giải tỏa vật chướng ngại trên các tuyến sông gây cản trở giao thông, tiềm ấn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Giao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng lấn chiếm sau giải tỏa trên địa bàn phụ trách.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nắm bắt các thông tin có liên quan về người điều khiến và phương tiện trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên địa bàn như lái xe không đủ điều kiện, phương tiện không đảm bảo an toàn, thường xuyên chở quá kho, quá tải, ... để thông tin, phản ánh kịp thời cho các cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý, phòng ngừa tai nạn giao thông.

                                                             Thanh Tòng