2. Hiệu lực thi hành: nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2023.
3. Sự cần thiết, mục đích ban hành
a) Sự cần thiết ban hành: ngày 24/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đó, giao thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức vốn đối ứng từ ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương. Do đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Nghị quyết số 31/2023/NQ-HĐND ngày 06/12/2023 quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
b) Mục đích ban hành: làm căn cứ để lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch vốn ngân sách địa phương thực hiện 02 các Chương trình trên địa bàn tỉnh; là cơ sở để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện kế hoạch của Chương trình.
4. Nội dung chủ yếu: quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
a) Về tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
- Tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư: ngân sách tỉnh được bố trí phân bổ cho đối tượng huyện, xã theo tiêu chí sau:
Xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và có trong kế hoạch, mục tiêu của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, xã an toàn khu chưa đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt dưới 15 tiêu chí: Hệ số 5,0.
Xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: Hệ số 3,0.
Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Hệ số 1,0.
Huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới có trong kế hoạch, mục tiêu của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025: Hệ số 20,0.
- Định mức phân bổ vốn sự nghiệp:
+ Sau khi thực hiện lồng ghép từ nguồn ngân sách địa phương đối ứng vào các chương trình, đề án, kế hoạch, Ủy ban nhân nhân dân tỉnh phân bổ cụ thể cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng tính chất nguồn vốn, đúng quy định của pháp luật và hoàn thành các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6, Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Kinh phí quản lý Chương trình được trích tối đa 1,5% nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện một số nhiệm vụ sau: Hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh (đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); hỗ trợ các sở, ngành, đơn vị được phân công phụ trách xã xây dựng nông thôn mới để thẩm định, kiểm tra, giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình,...
b) Về tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:
- Tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư: hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao ngoài các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, xét theo tỷ lệ hộ nghèo từ cao đến thấp nhưng không vượt quá mức ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
- Định mức phân bổ vốn sự nghiệp: hỗ trợ thực hiện Dự án 2 đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Tiểu dự án 1 (thuộc Dự án 3) hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp: hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao ngoài các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, xét theo tỷ lệ hộ nghèo từ cao đến thấp nhưng không vượt quá mức ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành./.