(Hội liên hiệp phụ nữ xã nguyễn phích tuyền truyền luật hòa giải cho hội viên - ảnh tư liệu tháng 4/2020)

Luật  hòa giải ở cơ sở đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 01 năm 2014, là cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước, trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác hòa giải ở cơ sở và khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng công tác hòa giải trong đời sống Nhân dân trên địa bàn.

Trưởng phòng Tư pháp Huyện U Minh ông Nguyễn Minh Đặng cho biết: Đến nay các xã, thị trấn đã thành lập được 98 Tổ hòa giải ấp, khóm, với 603 hòa giải viên. Các tổ hòa giải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định; hoạt động có nền nếp, lập sổ sách ghi chép, lưu trữ, bảo quản hồ sơ và được trang bị tài liệu cơ bản để nghiên cứu, áp dụng và tuyên truyền như: Sổ tay hòa giải, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình ... Kết quả từ năm 2016 đến nay các xã, thị trấn tiếp nhận 1.225 vụ việc yêu cầu của công dân, nội dung tranh chấp về dân sự 1.133 vụ việc và 92 vụ việc tranh chấp khác thuộc phạm vi hòa giải cơ sở. Kết quả đưa ra hòa giải tổng số 1.169 vụ việc, đạt 95,42% so với vụ việc tiếp nhận. Hòa giải thành 1.044 vụ việc, không thành 145 vụ việc và tồn 36 vụ việc.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Khánh Thuận bà Huỳnh Thị Xiếu cho biết thêm: Ngoài việc sinh hoạt lệ các chi hội thường xuyên tổ chức tuyên tuyền cho viên về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan đến đời sống của Nhân dân, nhân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, nhờ đó mà những năm qua hội viên phụ nữ xã không có người vi phạm pháp luật.

Ông Nguyễn Hoàng Cầu, Trưởng ấp 13, xã Nguyễn Phích chia sẻ: người dân trong ấp chủ yếu làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cơ bản ổn định. Song, thỉnh thoảng có những mâu thuẫn nhỏ phát sinh giữa vợ chồng, hàng xóm. Nên nhiều vụ việc được hòa giải ổn thỏa, hợp tình, hợp lý. Vì vậy, muốn hòa giải thành công các vụ việc, các thành viên trong tổ thường xuyên tìm hiểu về pháp luật, nhất là những luật liên quan đến các sự việc thường gặp, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai... để tuyên truyền, giải thích cho người dân nhận thức và chấp hành pháp luật được tốt hơn.

Để có được kết quả trên là đươc sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Hội đồng hòa giải với MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn; theo dõi, thống kê các vụ việc để tổ chức hòa giải, đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng.

Trưởng phòng Tư pháp Huyện U Minh ông Nguyễn Minh Đặng cho biết thêm; để công tác hòa giai trong thời gian tới đạt hiệu quả, Phòng Tư pháp phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo kịp thời củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động các tổ hòa giải cơ sở; phấn đấu đưa ra hòa giải kịp thời đạt 95% vụ việc trở lên so với vụ việc tiếp nhận và hòa giải thành đạt từ 85% trở lên so với số vụ việc đưa ra hòa giải. Phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ công tác hòa giải ở cơ sở và tủ sách pháp luật. Phối hợp với các ban ngành kịp thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành, chú trọng các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân; nâng cao nhận thức mỗi cá nhân về chấp hành pháp luật, gắn kết tình làng, nghĩa xóm gớp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương./.

                                         Trọng Nguyễn