(Ảnh minh họa - nguồn từ Baochinhphu.vn)

Theo đó, Điện lực (bên bán điện) được quyền cắt điện hoặc ngừng cung cấp điện trong các trường hợp sau:

- Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 Luật Điện lực và được hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, cụ thể:

Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp: Bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng cung cấp điện ít nhất 05 ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.

Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp: Do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.

Trong trường hợp bên mua điện không thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và không thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện; Sử dụng điện không an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; không thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện; Khôngthực hiện chế độ sử dụng điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, an toàn điện và nội dung khác đã được thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, truyền tải điện; Khôngbảo đảm trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện để đấu nối vào lưới điện truyền tải quốc giathì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện;

- Bên mua điện có hành vi vi phạm: Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện. Trộm cắp điện. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật Điện lực ngày 03/12/2004. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

*Đối với việc cắt điện sai quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo quy định tại khoản 12, 14 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí thì đối với hành vi thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo Quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành:

Đơn vị bán lẻ điện bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Đơn vị phân phối điện bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Ngoài ra, đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật (Bộ luật Dân sự).

Bài: Kim Kha