Nhằm triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và cộng đồng trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh thông qua ứng dụng thương mại điện tử. Hỗ trợ đẩy nhanh chuyển đối số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuât, kinh doanh; nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh.

Đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tích cực thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. Tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Phấn đấu chỉ số thương mại điện tử (EBI) của tỉnh tăng hạng và điểm số so với năm 2023. 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyên toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần; 100% dịch vụ công trực tuyên toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần của tỉnh được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Sàn giao dịch thưcmg mại điện tử tỉnh Cà Mau (madeincamau.com) có ít nhất 180 thương nhân trên địa bàn tỉnh tham gia; các sản phẩm OCOP của tỉnh đạt 3 sao được đưa lên sàn thương mại điện tử của tỉnh.

Tỷ trọng thương mại điện tử giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng và tính cho cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trực tuyến (B2C) chiếm 9% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh. Có 65% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử.

Có 70% cơ sở kinh doanh, cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp được hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng bán hàng trực tuyến. Tập huấn kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích họp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công, đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử.

Đẩy mạnh tuyên truyền về thương mại điện tử, các quy định, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình talkshow giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tỉnh (OCOP) trên kênh truyền hình Cà Mau (sóng CTV) và livestream trên các nền tảng số, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình, Đài truyền thanh, cổng Thông tin điện tử, Sàn giao dịch thương mại điện tử, Trang thông tin điện tử...

Tổ chức tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, họp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tổ chức tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho lực lượng đoàn viên, thanh niên, sinh viên các trường Đại học, cao đắng trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các tiện ích, dịch vụ thanh toán đảm bảo trong giao dịch thương mại điện tử. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo, cảnh báo đến khách hàng về các thủ đoạn, hành vi lừa đảo, đánh cắp thông tin, tài khoản ngân hàng; sử dụng các dịch vụ thanh toán đảm bảo.

Ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động logistics phục vụ thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp phát triến hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyến đối số; chú trọng phát triến các dịch vụ mang tính hỗ trợ, logistics cho thương mại điện tử; khai thác và ứng dụng hiệu quả nền tảng Mã địa chỉ gắn với Bản đồ số (Vpostcode) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử và logistics.Ứng dụng nên tảng trao đôi định danh và xác thực điện tử phục vụ việc định danh và xác thực người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử và giải quyết thủ tục hành chính. thực hiện việc định danh điện tử, tích hợp thông tin cá nhân vào thẻ căn cước công dân phục vụ việc xác thực điện tử, giải quyết thủ tục hành chính và giao dịch điện tử.

Đẩy mạnh ứng dụng việc thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh toán hóa đơn dịch vụ (điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn tỉnh, dịch vụ công trực tuyến...); thu học phí, viện phí... tại các trường học, bệnh viện; sử dụng hóa đơn điện tử. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, khuyến khích các đơn vị trực thuộc, các tố chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị phối hợp với các chi nhánh ngân hàng thương mại, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trien khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh; sử dụng hóa đơn điện tử.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR, chip NFC, công nghệ blockchain...) truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phấm nông nghiệp và mặt hàng chủ lực của tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng nhiều giải pháp để sử dụng hóa đơn điện tử

Nâng cao nhận thức, hỗ trợ đào tạo về chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hệ sinh thái xúc tiến thương mại số cho cán bộ, công chức các cấp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân khởi nghiệp. Tổ chức các lóp đào tạo, tập huấn hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ về chuyển đổi số, Marketing Online...

                                           Thanh Tòng