2. Hiệu lực thi hành: Kể từ ngày 15/10/2024 và thay thế Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp làm việc giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cà Mau và các cơ quan có liên quan khác để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

3. Sự cần thiết, mục đích ban hành: 

a) Sự cần thiết ban hành: Thực hiện quy định điểm b khoản 1 Điều 68 và khoản 9 Điều 66 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 33/2024/QĐ-UBND ngày 23/9/2024 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau là cần thiết.

b) Mục đích: Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, quy định rõ vai trò, trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, giám sát hoạt động của khu công nghiệp và khu kinh tế, đảm bảo tính đồng bộ và minh bạch trong quá trình triển khai các chính sách.

4. Nội dung chủ yếu: Quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan khác trong công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

a) Nguyên tắc phối hợp

- Việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) phải đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp do pháp luật quy định, đảm bảo sự thống nhất, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, quản lý chặt chẽ các lĩnh vực liên quan đến hoạt động trong KCN, KKT.

- Ban Quản lý là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước trực tiếp trong KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan khác và UBND cấp huyện khi triển khai nhiệm vụ chuyên môn trong KCN, KKT có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban Quản lý. 

- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong KCN, KKT và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan với cơ quan đầu mối.

b) Hình thức phối hợp

- Phối hợp bằng Văn bản;

- Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sơ kết, tổng kết;

- Tham gia các hoạt động thanh tra, kiểm tra;

- Các hình thức phối hợp khác.

c) Quy định cụ thể: Về trách nhiện của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan khác và UBND các huyện, thành phố trên từng lĩnh vực, nội dung quản lý Nhà nước trong KCN, KKT bao gồm: xây dựng và phát triển KCN, KKT; quản lý quy hoạch xây dựng; quản lý xây dựng; quản lý đất đai và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước; quản lý công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý môi trường; quản lý về khoa học công nghệ; quản lý đầu tư; quản lý xúc tiến đầu tư; quản lý doanh nghiệp và thương mại; quản lý lao động; quản lý an ninh trật tự, quốc phòng an ninh; công tác thanh tra, kiểm tra và một số lĩnh vực có liên quan khác.

Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh Cà Mau ban hành, Sở Tư pháp xin thông báo./.